CÁCH SỐNG SÓT TRONG CUỘC CHIẾN NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU

cach-song-sot-trong-cuoc-chien-nhan-dien-thuong-hieu-1

Chắc hẳn chúng ta đã quá quen về các cuộc chiến thương hiệu như Pepsi vs Cola hay các thương hiệu Pizza với nhau. Bởi vì thương trường như chiến trường. Trong đó cuộc chiến nhận diện thương hiệu là cuộc chiến quan trọng nhất nếu muốn chiếm lĩnh thị trường.

Yếu tố nhận diện bên ngoài

cach-song-sot-trong-cuoc-chien-nhan-dien-thuong-hieu

Yếu tố nhận diện bên ngoài là các yếu tố hữu hình, nó đại diện cho bộ mặt thương hiệu. Là thứ mà mắt chúng ta tiếp xúc đầu tiên cũng là thứ sẽ hiện lên trong tâm trí khách hàng đầu tiên. Vì vậy có thể nói bộ nhận diện thương hiệu bên ngoài rất quan trọng.

Bộ nhận diện bên ngoài không chỉ là gói gọn trong logo, slogan và hình ảnh. Nhưng 3 yếu tố trên chính là cốt lõi cho việc nhận diện thương hiệu. 

Logo chính là hình ảnh đại diện của thương hiệu để đồng hành suốt với khách hàng trong hành trình nhận diện. Vì thế thiết kế logo làm sao phải vừa đơn giản dễ ghi nhớ nhưng đồng thời cũng phải thật bắt mắt và thu hút.

Những logo xuất sắc trong ngành marketing phải kể đến như quả táo của Apple hay biểu tượng Nike. Quả táo cắn dở tượng trưng cho sự luôn tìm tòi tiến đến sự hoàn hảo của Apple. Biểu tượng swoosh của Nike đã bao phủ trên toàn thế giới. Với mong muốn hy vọng thế giới tốt đẹp hơn, thông qua việc chạy bộ. 

Logo không chỉ là hình ảnh nhận diện ban đầu, mà còn nó còn thể hiện tầm nhìn, sứ mệnh của thương hiệu đó.

Xem thêm: Truyền thông điệp trên nón bảo hiểm in logo

Slogan

Nếu như logo là avatar của doanh nghiệp, thì slogan chính là khẩu hiệu của doanh nghiệp đó. Slogan là câu nói thương hiệu nó có tác dụng thể hiện ý nghĩa của logo. Ví dụ như câu “stay foolish, stay hungry” của Apple. Đây là câu slogan thể hiện luôn muốn nâng cấp sản phẩm, không bao giờ hài lòng với chính mình. Nó đúng với ý nghĩa của chiếc táo cắn dở. Còn Nike là “Just do it” câu slogan muốn hướng đến thế giới chạy bộ, tốt cho sức khỏe. Hãy làm nó ngay đi đừng chần chờ.

Hình ảnh

Nếu như logo là avatar, còn dòng khẩu hiệu là slogan. Thì hình ảnh mà doanh nghiệp xây dựng chính là thứ chi tiết mà doanh nghiệp muốn khách hàng tìm hiểu. Ví dụ như Apple xây dựng hình ảnh là công ty sản xuất ra những món đồ công nghệ ưu tú nhất trên thị trường. Là riêng, là một và là duy nhất. Họ nhất quyết không chịu đụng hàng với các đối thủ khác như Samsung, Oppo,… 

Hình ảnh mà doanh nghiệp xây dựng còn phải theo dòng chảy của thời gian. Như Nike và Adidas đang xây dựng hình ảnh thương hiệu xanh, bảo vệ môi trường. Các hãng thức ăn nhanh, kinh doanh đồ uống như Burger King, Coca Cola, McDonald,… đang xây dựng thực đơn healthy hơn. Để theo trend lối sống khỏe mạnh.

Xem thêm: Truyền thông và các vấn đề cần lưu ý

Yếu tố nhận diện bên trong

cach-song-sot-trong-cuoc-chien-nhan-dien-thuong-hieu-1

Yếu tố nhận diện bên trong thương hiệu là những thứ khác biệt mà doanh nghiệp này so với doanh nghiệp khác. Hay gọi chung là bản sắc riêng của thương hiệu. 

Bản sắc riêng của thương hiệu

Bản sắc riêng của thương hiệu gồm nhiều yếu tố nhưng tựu chung lại gồm 3 yếu tố chính

Tầm nhìn thương hiệu

Tầm nhìn thương hiệu hay sứ mệnh thương hiệu là những mục tiêu cuối cùng mà thương hiệu hướng đến. Đây là kim chỉ nam để hoạt động đường dài. Nó hỗ trợ quy hoạch chiến lược hay định vị thương hiệu trên thương trường. Tầm nhìn thương hiệu thể hiện quan điểm của người đứng đầu thương hiệu đó. Vì thế, tầm nhìn sẽ thay đổi theo từng năm tháng.

Xem thêm: Làm marketing là gì? Làm sao để thực hiện?

Trải nghiệm thương hiệu

Trải nghiệm thương hiệu là cảm xúc để lại của khách hàng sau khi sử dụng thương hiệu đó.

Ví dụ như: Bạn sử dụng dịch vụ KFC. Bạn không chỉ trải nghiệm món gà rán mà bạn còn được trải nghiệm cách phục vụ, ánh sáng, cách bố trí không gian. Món ăn được phục vụ nhanh hay chậm. Điều này đối thủ có thể học được của bạn nhưng vẫn có sự khác biệt đôi chút.

Xem thêm: Hình thức marketing qua các thời kỳ

Giá trị thương hiệu

Giá trị thương hiệu chính là sự định giá thị trường nếu muốn sở hữu thương hiệu đó. Giá trị thương hiệu càng cao, chứng tỏ chỗ đứng doanh nghiệp đó trên thị trường rất lớn. 

Ví dụ: Như bia Heineken có giá cao hơn mức giá bia trung bình ở Việt Nam rất nhiều. Nhưng chúng ta vẫn sẵn sàng trả vì giá trị thương hiệu chứ không chỉ vì chất lượng của nó.

Giá trị thương hiệu chính là sự tổng hợp từ nhiều thứ: trải nghiệm khách hàng, tầm nhìn,marketing,vv. Vì vậy đối thủ có thể copy nhiều thứ từ doanh nghiệp chúng ta nhưng giá trị thương hiệu, là thứ không ai có thể copy hay nhân bản được.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

HỌC DIGITAL MARKETING CẦN CHUẨN BỊ GÌ?

Digital marketing là một cụm từ được nhắc đến rất nhiều trong thời buổi hiện [...]

HÌNH THỨC MARKETING QUA CÁC THỜI KỲ

Có thể bạn nghe từ Marketing hot trong vài năm trở lại đây. Nhưng không [...]

LÀM MARKETING LÀ GÌ? LÀM SAO ĐỂ THỰC HIỆN?

Chào bạn, người đang tìm hiểu về cách làm marketing. Tôi cũng giống như bạn, [...]

QUÀ TẶNG NÓN BẢO HIỂM VÀ NHỮNG ƯU ĐIỂM NỔI BẬT

Từ xa xưa chúng ta đã có thói quen trao tặng những món quà trong [...]

TRUYỀN THÔNG ĐIỆP TRÊN NÓN BẢO HIỂM IN LOGO

Nón bảo hiểm in logo luôn là một lựa chọn sáng suốt khi làm quà [...]

NÓN BẢO HIỂM TRONG TRUYỀN THÔNG DOANH NGHIỆP

Hằng năm có hàng triệu chiếc nón bảo hiểm được sản xuất ra thị trường [...]

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *